Thép gió

Thép Gió Có Năng Suất Cao Có Khả Năng Chịu Nhiệt Và Tính Chống Mài Mòn Cao

Thép gió được biết đến là một loại vật liệu với độ bền vô cùng cao. Cứng cáp, chịu nóng tốt khiến thép gió được ứng dụng rất nhiều để sản xuất ra các vật dụng phục vụ cho cuộc sống. Vậy cụ thể hơn, thép gió là gì? Loại vật liệu này có những ưu điểm gì so với những loại thép thông thường? Chứng được ứng dụng phổ biến như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này.

Thép gió là gì?

Thép gió là một loại vật liệu với khả năng chịu nóng cao, độ cứng lớn, chúng được cấu thành từ những mác thép hợp kim cao cấp. Thép được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại dụng cụ cắt gọt, cần độ sắc bén.

Tại nhiều quốc gia, loại thép này còn được gọi bằng cái tên khác là thép cắt nhanh, tiếng Anh là high speed steel. Khi được sử dụng để làm dụng cụ cắt gọt, thép cho phép mọi người làm việc với tốc độ cao mà không lo sợ giảm độ cứng của dụng cụ.

Thép Gió Là Một Loại Vật Liệu Với Khả Năng Chịu Nóng Cao, Độ Cứng Lớn

>>> Có thể bạn quan tâm: Thép hợp kim là gì? Ký hiệu, phân loại & ứng dụng thép hợp kim

Các thành phần của thép gió

Tương tự như những loại thép khác có trên thị trường, loại thép này được cấu tạo từ những thành phần hóa học sau:

  • Cacbon: Sẽ có khoảng 0,7%-1,5%. Lượng cacbon này có nhiệm vụ đảm bảo khả năng hòa tan vào mactenxit. Từ đó tạo ra hợp chất Cacbit cùng các nguyên tố mạnh Volfram, Molypden, Vanadi.
  • Volfram, Molypden: Trong thép có 2 thành phần hóa học này, với hàm lượng tương đối cao, xấp xỉ 10%.
  • Crom: Chiếm khoảng 4%, cụ thể là từ 3.8 đến 4,4%. Thành phần này giúp tăng độ thấm tôi. Với lượng Cr+W+Mo cao giúp thép có khả năng tự tôi. Nổi bật nhất phải nhắc đến tôi thâu và tôi phân cấp.
  • Vanadi: Thành phần này góp phần giúp tạo nên hợp chất Cacbit vô cùng mạnh. Bên cạnh đó chúng giúp tăng khả năng chống lại sự mài mòn của thép.
  • Coban (<5%): Đây là một loại nguyên tố chỉ có thể hòa tan vào sắt tại trạng thái dung dịch rắn, lưu lượng không vượt quá 5%, chúng cũng giúp tính cứng nóng tăng lên.

Molypden Trong Thép Quyết Định Khá Nhiều Đến Chất Lượng Thép

Các loại thép gió

Thép được chia làm hai loại chính dựa theo năng suất, bao gồm: 

  • Thép gió có năng suất thường: Đó là thép Volfram – Molypden ( ký hiệu là P6M5, P6M3), thép Volfram ( ký hiệu là P9, P12, P18, P9Co5). Những loại thép thuộc nhóm này có độ cứng từ 58HRC trở lên, khả năng chịu nhiệt tối đa có thể đạt đến 6200 độ C.
  • Thép gió có năng suất cao: Nhóm thép này sẽ bao gồm những loại thép chứa Coban và Vanadi cao, tiêu biểu phải nhắc đến P9M4K8, P6M5K5, P9K5, P10K5Փ5, P9K10,P18K5Փ2. Độ cứng cao lên đến 64 – 65 HRC. Cùng với đó là khả năng chịu nhiệt cao, tối đa có thể lên đến 6500 độ C. Tính chống mài mòn cũng của nhóm này cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, nhóm này lại không có được độ dẻo và bền như nhóm thép năng suất thường.

Thép Gió Có Năng Suất Cao Có Khả Năng Chịu Nhiệt Và Tính Chống Mài Mòn Cao

Ưu và nhược điểm

Để có thể nhận được nhiều ưu ái ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí, đòi hỏi loại thép này phải có những ưu điểm vô cùng nổi bật.

  • Độ cứng cực cao: Thép sở hữu một độ cứng đạt tiêu chuẩn, vì vậy đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo để sản xuất, gia công những loại dụng cụ có yêu cầu cao về độ cứng. Sau quá trình nhiệt luyện, độ cứng thậm chí có thể lên đến 65 – 70HRC.
  • Tính năng chống mài mòn: Sự bền bỉ của loại thép này cũng được thể hiện qua khả năng chống mài mòn, chống lại những tác động đến từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong các loại thép khác trên thị trường hiện nay, đây vẫn luôn là một loại thép có tuổi thọ cao nhất.
  • Độ sắc bén và tốc độ cắt của những loại dụng cụ được làm từ loại thép này là rất nhanh. Cũng không có một giới hạn nào hay hạn chế nào trên toàn bộ dụng cụ. Mọi góc cạnh đều có thể sử dụng.
  • Khả năng chịu nhiệt cao: Thép có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cực cao. Vì vậy, đây là một loại nguyên liệu rất phù hợp để sử dụng trong các nhà máy, công xưởng,…

Quá trình luyện thép gió

Thép sẽ cần có quá trình tôi luyện trước khi được sử dụng. Quá trình này sẽ bao gồm 2 bước bao gồm:

Tôi thép

Đây chính là một bước vô cùng quan trọng khi chúng quyết định đến độ cứng của thép. Việc tiến hành nhiệt luyện có thể sẽ ngắn và nhanh hơn khi được áp dụng phương pháp gia công lạnh.

Có rất nhiều cách tôi thép khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Tôi thép trong nhiệt độ trên 60 độ C.
  • Phương pháp tôi thép phân cấp trong muối với nhiệt độ nóng chảy từ 400 đến 600 độ C. Khoảng thời gian để giữ nhiệt từ 3 đến 5 phút.
  • Tự tôi (tiến hành tôi thép trong điều kiện không khí): Đây là phương pháp vẫn đảm bảo tốt về độ cứng cho thép. Tuy nhiên, một điều đáng ngại là độ cứng này không thể đều. Bên cạnh đó là quá trình oxi hóa và thoát Cacbon trên bề mặt cũng dễ xảy ra. Tính cứng nóng cũng thấp hơn.
  • Tôi thép đẳng nhiệt: nhiệt độ cần trong phương pháp này sẽ rơi vào khoảng từ 240 đến 280 độ C. Thép khi được tôi có độ cứng nhỏ hơn 60HRC. Tuy nhiên, đây là một phương pháp được rất ít người áp dụng bởi năng suất cho thấp.

Ram thép

Ram thép là bước giúp mất ứng suất bên trong, cùng với đó là khả năng làm tăng độ cứng, loại bỏ austenit dư. Thép thường sẽ được ram khoảng 2 đến 4 lần tại nhiệt độ cao từ 550 đến 570 độ C. Mỗi lần ram sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là 1 giờ. Việc này cũng có ý nghĩa giúp thép có thể chuyển biến toàn bộ austenit dư thừa còn sót lại.

Sau đó, thép sẽ được để nguội trong không khí. Sau quá trình ram, thép sẽ có một lượng austenit rất nhỏ, chỉ từ 3 đến 5%.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hợp Kim là gì? Đặc điểm, tính chất & ứng dụng trong đời sống

Ứng dụng của thép? Thép gió có làm dao được không?

Với đặc tính là sở hữu độ cứng cao (đạt mức tiêu chuẩn) nên loại nguyên liệu này đã và đang được ứng dụng rất phổ biến. Đặc biệt là trong việc sản xuất ra những dụng cụ đòi hỏi độ cứng cáp, sắc bén như dụng cụ cắt gọt, những loại dao được sản xuất từ loại nguyên liệu này cũng sẽ có năng suất cao hơn rất nhiều. Đó cũng là giải đáp cho thắc mắc rằng “Thép gió có làm dao được không?”. Không những vậy loại thép này còn được ứng dụng rất nhiều để chế tạo ra các loại mũi khoan, những loại dụng cụ cần khả năng cắt lớn, phức tạp, cắt nặng, tốc độ, tuổi thọ cao,… Cụ thể hơn, hai nhóm thép sẽ được ứng dụng như sau:

Nhóm có năng suất thường

  • Thép P12: dụng cụ chuyên dùng để làm thép hợp kim và thép cacbon.
  • Thép P18: chế tạo dao tiện, khoan, dao tiện ren, taro, dao chuốt, phay,…
  • Thép P9: chế tạo những loại dụng cụ đơn giản đơn giản được sử dụng để gia công những loại thép với kết cấu thông thường.
  • Thép P6M5: chế tạo những dụng cụ gia công thép cacbon, hợp kim.
  • P6AM5: chế tạo những loại dụng cụ tạo ren chuyên sử dụng làm việc tại môi trường có tải trọng và va đập.
  • Thép P6M3: chế tạo những dụng cụ kích thước nhỏ nhằm mục đích gia công tinh và bán tinh thép.

Nhóm có năng suất cao

  • Thép P9K10: chế tạo những loại dụng cụ gia công thô, bán tinh thép cacbon, thép hợp kim tại điều kiện tăng chế độ cắt.
  • Thép P18Փ2: chế tạo những loại công cụ cần gia công bán tinh, tinh thép kết cấu hợp kim trung bình.
  • Thép P18K5Փ2: Loại thép này có khả năng chịu nhiệt tốt, chống mài mòn, tính mài tốt, độ nhớt đàn hồi không cao nên rất phù hợp để chế tạo những loại dụng cụ cần gia công thô, bán tinh những thép hợp kim cao.
  • Thép 11P3AM3Փ2: Loại thép này có khả năng chịu nhiệt tốt, chống mài mòn, có độ nhớt đàn hồi. Tuy nhiên tính mài không tốt nên thường được sử dụng để chế tạo những loại thép cacbon, loại thép hợp kim thấp.

Bảng giá thu mua tại Phế Liệu Hải Đăng

Cập nhật chi tiết giá thị trường phế liệu hôm nay, bảng giá chi tiết của tất cả các loại phế liệu trên thị trường hiện nay như: đồng, sắt. nhôm, inox, nhựa….

BẢNG GIÁ PHẾ LIỆU MỚI NHẤT HÔM NAY

( Để biết thêm chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với số HOTLINE của chúng tôi để được tư vấn miễn phí, xin cảm ơn !!! )

Các loại phế liệu thu mua Đơn giá (đồng/kg)
Giá Đồng phế liệu Đồng cáp 245.000 – 380.000
Đồng đỏ 205.000 – 340.000
Đồng vàng 205.000 – 290.000
Mạt đồng 185.000 – 245.000

Giá Nhôm phế liệu

Nhôm đà 75.000 – 95.000
Nhôm dẻo 65.000 – 70.000
Nhôm Xô 60.000 – 105.000
Mạt nhôm 50.000 – 70.000
Giá Inox phế liệu Inox 304 50.000 – 90.000
Inox 316 70.000 – 110.000
Inox 201 35.000 – 55.000
Inox 430 32.000 – 50.000
Ba vớ inox 42.000 – 59.000
Giá Sắt phế liệu Sắt loại 1 19.000 – 35.000
Sắt vụn 18.000 – 26.000
Ba vớ sắt 17.000 – 28.000
Giá giấy phế liệu Giấy 4.000 – 12.000

Giá nhựa phế liệu

Nhựa pp 5.000 – 18.000
Nhựa abs 8.000 – 25.000
Nhựa pvc 6.000 – 19.000
Giá bọc keo
Bọc keo
8.000 – 24.000
Giá chì điện tử Chì điện tử 200.000 – 550.000
Giá thiếc Thiếc 250.000 – 500.000
Giá hợp kim Hợp kim 230.000 – 460.000

Bảng giá chi tiết cụ thể từng sản phẩm dịch vụ thu mua phế liệu của chúng tôi, quý khách hàng vui lòng tham khảo chi tiết tại các dịch vụ hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí 24/7

BẢNG GIÁ CHIẾT KHẤU HOA HỒNG

Hải Đăng cũng đưa ra những chính sách chiết khấu hoa hồng cho người giới thiệu với mức ưu đãi cao nhất. Bạn có thể tham khảo bảng chiết khấu sau đây:

Số lượng phế liệu thanh lý (tấn) Chiết khấu hoa hồng (VNĐ)
☑  Từ 0.5 đến 1 tấn (500kg –> 1000 kg) ⭐ 10.000.000 VNĐ
☑  Trên 1 tấn (1000 kg) ⭐ 20.000.000 VNĐ
☑  Trên 5 tấn (5000 kg) ⭐ 50.000.000 VNĐ
☑ Trên 10 tấn (10000 kg) ⭐ 70.000.000 VNĐ
☑ Trên 20 tấn ⭐ 100.000.000 VNĐ
☑  Từ 30 tấn trở lên (> 30000 kg) ⭐ 150.000.000 VNĐ

Chiết khấu ưu đãi cho người giới thiệu có thể thay đổi theo thời giai vào từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, để có được thông tin chính xác nhất, bạn hay liên hệ với nhân viên của chúng tôi để cập nhật và thương lượng cho cả đôi bên. 

Trên đây là tất cả những kiến thức, thông tin khái quát về thép gió cũng như ứng dụng của loại nguyên vật liệu này trong ngành cơ khí. Mong rằng bài viết này của thu mua phế liệu Hải Đăng mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết.

 

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phúc Lộc Tài, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài